Ξ|Ξ   VĂN HÓA ::. Tư vấn - Chia sẻ Kiến thức - Kinh nghiệm.
Đăng ngày 14/9/2013
E-mail     Bản in

Phương pháp dạy trẻ đọc sớm - bước đột phá của Phương án 0 tuổi
"Không phải đến khi trẻ lên 4-5 tuổi cha mẹ mới bắt đầu dạy chúng tập đọc, đơn giản là vì đã quá trễ". Đó là phát biểu của tiến sĩ Robert C. Titzer - một chuyên gia về giáo dục trẻ em ở Mỹ. Theo ông, từ 1 đến 4 tuổi được xem là giai đoạn thiên tài trí nhớ của trẻ nhỏ bởi lúc này trẻ có thể tiếp thu rất tốt bằng mọi giác quan. Ông gọi đây là "cửa sổ cơ hội" và khuyên cha mẹ nên cho trẻ học đọc ngay từ thời điểm này.
 
Bằng những nghiên cứu và thực nghiệm đào tạo của mình, TS. Nguyễn Minh Đức và chuyên gia Lưu Minh Hường đến từ Viện nghiên cứu Giáo dục trẻ thông minh sớm VICER đã đem tới hội thảo “Phương án 0 tuổi và bí quyết dạy trẻ biết đọc sớm” ngày 23/02/2012 những bí quyết giúp các ông bố, bà mẹ có thể dạy cho bé yêu của mình học đọc ngay từ thủa còn nằm nôi.

Các chuyên gia lý giải, trong những năm đầu đời, não bộ trẻ phát triển rất nhanh và có những tiềm năng lớn. Nếu các giác quan như: thính giác, thị giác, xúc giác được kích thích đúng phương pháp, trẻ sẽ phát triển tốt nhất tiềm năng trí tuệ sẵn có. Chính vì vậy dạy trẻ biết đọc sớm sẽ dễ dàng hơn nhiều so với khi trẻ bước vào lớp 1.


Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu
Ts. Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh vào bốn nguyên tắc vận dụng "Phương án 0 tuổi" vào việc giúp trẻ học đọc sớm.

Giúp trẻ học đọc với phương án 0 tuổi

Vận dụng phương án 0 tuổi với chính con gái của mình - bé Gia Hân, TS. Nguyễn Minh Đức vô cùng hạnh phúc với “món quà” mà phương án 0 tuổi đem lại, đó là sự thông minh ngay từ rất sớm của bé trong vận động, ngôn ngữ và tương tác.

Ông đưa ra bốn nguyên tắc cơ bản khi vận dụng phương án 0 tuổi giúp trẻ học đọc đó là: duy trì tương tác cảm xúc tích cực với trẻ thông qua trò chơi; đem lại cho trẻ niềm vui, sự ham thích khám phá; giúp trẻ trải nghiệm đa giác quan: thị giác - thính giác - xúc giác; học chữ gắn liền với việc hình thành các tố chất toàn diện với các loại trí thông minh khác.


Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu
Những ông bố, bà mẹ trẻ tham dự hội thảo với mong muốn chuẩn bị "bước đệm" tốt nhất cho con trong tương lai.

Cốt lõi của phương pháp này là: khi con bạn tỏ ra hứng thú ở một chủ đề đặc biệt nào đó, hãy giúp bé học đề tài đó bằng nhiều giác quan có thể. Nếu con bạn thích học về hoa - hãy để bé xem, ngửi, chạm vào, thậm chí là lắng nghe những âm thanh dịu dàng mà bông hoa phát ra mỗi khi chạm vào tai bé.

Cách này thường gây hứng thú nhiều hơn đối với trẻ, tạo hiệu quả nhiều hơn vì các kênh thần kinh được hình thành giữa các vùng khác nhau của não sẽ nhận được những thông tin đa cảm giác.

Kết hợp với lý thuyết, ông cũng đưa ra những minh chứng cụ thể bằng các đoạn video clip đánh dấu các bước phát triển vượt bậc của bé. Ông nhấn mạnh vào một số kinh nghiệm:

Kinh nghiệm 1:

Trong quá trình vận dụng, bạn nên chú trọng kích hoạt sớm ngôn ngữ thị giác gắn với ngôn ngữ thính giác. Có nghĩa là, song song với việc cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, bạn nên có mội bảng chữ viết tên đồ vật và đọc cho bé nghe trong quá trình tiếp xúc. Như vậy, không chỉ xúc giác mà thính giác, thị giác của trẻ cũng được kích hoạt để nhận biết đồ vật ấy.

Bạn cũng nên gắn chữ với các đồ vật trong gia đình (lưu ý: chỉ gắn với một số đồ vật tĩnh mà trẻ hay tiếp xúc và quan tâm như: tivi, tủ lạnh…).

Chữ sẽ giúp trẻ tập trung vào một điểm, tạo ra ham muốn để trẻ nói thành tiếng sau này, bởi nó đã có sự kết nối từ trước. Đồng thời, nó cũng giúp trẻ tự định vị mặt chữ trong mắt cũng như tác động đến hướng chỉ của tay của trẻ khi nhắc tới đồ vật. Đây là một trong những nhân tố quyết định sự thông minh của trẻ nhỏ.

Kinh nghiệm 2:

Trong hoạt động trườn, bò của bé, bạn nên gắn chữ vào những đồ vật động (đồ chơi). Đây là cách để trẻ phát triển đồng thời thông minh vận động, thông minh ngôn ngữ và thông minh tương tác (tương tác với người chơi cùng trẻ).

Kinh nghiệm 3:

Bạn nên sớm cho trẻ làm quen với chữ trong sách báo. Cách này giúp trẻ nhận thức được tốt nhất hình ảnh, mặt chữ và khi đó, trẻ sẽ biết lật giở trang sách để quan sát chứ không vò hoặc xé.

Kinh nghiệm 4:

Gắn chữ trong trò chơi tương tác mẹ con với các đồ vật thật. Chính là việc, trong quá trình vui chơi với trẻ, bạn sẽ gắn chữ với một số đồ vật cơ bản và cùng chơi với trẻ để tạo ra tính tương tác. Nếu được giáo dục sớm phương pháp này, trẻ sẽ sớm hình thành cá tính và những sáng tạo riêng cho mình.

Trong quá trình thực hiện những thao tác trên, bạn không nên nôn nóng, cần phải có thời gian để trẻ làm quen và tiếp xúc với phương pháp giáo dục này. Bạn cũng không nên cho trẻ chơi những trò quá khó khiến trẻ nản chí. Bạn cũng có thể gợi ý cho trẻ để trẻ dễ dàng hoàn thành trò chơi, đây là một trong những cách tạo hứng thú cho trẻ trong những lần chơi tiếp theo.

Trò chơi tráo thẻ - Bắt đầu càng sớm càng tốt

Cũng tại hội thảo, chuyên gia Lưu Minh Hường đã hướng dẫn một cách cụ thể cho các bậc phụ huynh phương pháp tráo thẻ tranh (bài tập chụp hình). Đây không chỉ là trò chơi giúp kích thích sự phát triển của hai bán cầu não mà còn là một trong những phương pháp rất đơn giản giúp giúp trẻ biết đọc sớm.


Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu
Chuyên gia Lưu Minh Hường trao đổi về bài tập tráo thẻ dành cho trẻ.
 
Công cụ trong trò chơi này là những thẻ tranh và thẻ chữ gọi tên đồ vật hiển thị trong tranh. Trong vài giây, bạn nhanh tay tráo thẻ, đồng thời gọi tên thẻ tranh trước mắt trẻ để trẻ vận dụng nhanh nhất não bộ, chụp lại hình ảnh cũng như mặt chữ vào trong trí nhớ (Lưu ý: trong lúc gọi tên bạn phải nhanh tay tráo thẻ sao cho khớp). Trò chơi này bạn nên bắt đầu càng sớm càng tốt.

Về cách tráo thẻ, nếu con bạn chưa thực sự nhìn thấy đồ vật thật thì bạn nên cho hình trước chữ sau. Còn nếu bé đã nhìn thấy những đồ vật tương tự rồi, thì nên cho chữ trước, đồ vật sau.

Trong giai đoạn trước 3 tuổi, trẻ có khả năng học chữ trước khi học ngữ âm. Tuy nhiên, bạn không bao giờ được kiểm tra thẻ sau khi tráo xong. Ví dụ: bạn không nên hỏi: “chữ này đọc là gì?”, “điều này là quá khả năng của trẻ, hãy để trẻ trải nghiệm” - chuyên gia Lưu Minh Hường nhấn mạnh.

Bạn nên tránh dùng những câu khiến trẻ hụt hẫng như “con biết rồi sao giờ không đọc được” hay so sánh trẻ với những đứa trẻ khác. Nó sẽ khiến trẻ cảm thấy tự ti, rụt rè. Để giúp trẻ, bạn nên khích lệ bé, không nên tạo sức ép, dạy trẻ trong một tâm trạng thoải mái và không gò bó.

Ths. Nguyễn Thị Nhỏ, chuyên gia Viện nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm VICER nhấn mạnh: “Dù trẻ có tiềm năng lớn nhưng không thể tự mình mò mẫm. Chính vì vậy, sự dẫn dắt của người lớn là rất quan trọng”. Và phương án 0 tuổi chính là hành trang giúp các bậc phụ huynh chuẩn bị “bước đà” tốt nhất cho con mình - những thiên tài trong tương lai.

Để hiểu rõ hơn về "Phương án 0 tuổi" các bạn có thể tham khảo bài viết "Hãy dành 10 phút chơi với con mỗi ngày" tại đây.

Một số hình ảnh tại hội thảo:


Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu
 
 

Theo hoclamgiau.vn


Gửi ý kiến của bạn
(Xin hãy viết chữ có dấu! Xin cảm ơn!)