Ξ|Ξ   HỌ LƯU ĐỊA PHƯƠNG ::. MIỀN BẮC ::. Hà Nội.
Đăng ngày 6/4/2016
E-mail     Bản in

Lễ Khánh thành Nhà thờ Họ Lưu -Thạch Đà, Mê Linh, Hà Nội
(LUUTOC.VN) - Sau gần một năm trùng tu xây dựng ngày 03 tháng 04 năm 2016 Họ Lưu -Thạch Đà đã long trọng tổ chức Lễ Khánh thành Nhà thờ.







 Về dự LKhánh thành Nhà thờ Họ Lưu -Thạch Đà có ông Lưu Tiến Long - Bí thư Huyện y Mê Linh; Đại biểu đại diện cho Đảng ủy; y ban Nhân dân xã Thạch Đà; Ban Liên lạc Lưu Tộc Việt Nam, Cụ Lưu Thế Lũy họ Lưu Đại Độ, họ Lưu Hoàng Kim, đại din 18 dòng họ đang cùng làm ăn sinh sống, cộng sinh trên xã Thạch Đà và trên năm trăm con cháu Họ Lưu -Thạch Đà về tham dự.
 







 

 

 
 Hòa cùng niềm vui trong LKhánh thành Nhà thờ Họ Lưu -Thạch Đà các vị đại biểu đại diện cho các dòng họ, cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương đều nêu lên việc xây dựng Từ đường dòng họ là công trình văn hóa tâm linh của họ Lưu đất Thạch Đà, là tấm gương điển hình về việc xây dựng, đoàn kết, hướng về cội nguồn cho nhiều dòng họ chúng ta hoc tập và làm theo.

Khái quát về Họ Lưu -Thạch Đà

Từ Thủ Đô Hà Nội, qua cầu Thăng Long, rẽ trái, đi theo tả ngạn đê sông Hồng, qua bến phà Đại Độ, khoảng 15 km là xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Đất Thạch Đà, Mê Linh do phù sa của sông Hồng từ ngàn đời bồi đắp nên. Nơi ấy gắn liền với lịch sử của một dòng Họ Lưu đã đến đây sinh cơ lâp nghiệp từ thời Tiền Lý. 

 Thạch Đà là một làng xã cổ có từ lâu đời, nằm bên hữu ngạn sông Hồng. Là một làng quê thuần nông, ở phía tây nam huyện Mê Linh. Vùng đất nơi đây ấn chứa  nhiều giai thoại lịch sử, trường thiên hằn trên từng tấc đất, vồn là niềm cộng sinh, quần tụ của 18 dòng họ, kết thành hội nghĩa tao khang. Đất Thạch Đà còn in dáng bóng Tổ tiên thuở trước, đã về đây khai hoang lập ấp, dựng làng, mở nghiệp, bảo vệ, xây dựng quê hương, đất nước. Ngay từ thời kỳ đầu dựng nước, khi Lý Nam Đế, thành lập nước Vạn Xuân, vùng đất Thạch Đà, Mê Linh Họ Lưu chúng ta đã sớm có mặt tại đây, để lập nghiệp, xây dựng quê hương Thạch Đà ngày càng giàu mạnh.

Thuở xưa nơi đây có con đường thiên lý đi qua, chạy từ đất Tổ Hùng Vương về thành Thăng Long rồi lại lan tỏa đi khắp muôn phương của đất nước.
Thời Vua Hùng dựng nước Thạch Đà là vùng đất thuộc huyện Chu Diên,Bộ Văn Lang
Thời Lý -Trần Thạch Đà thuộc huyện Yên Lãng, châu Tam Đái, lộ Đông Đô; 
Thời Lê thuộc phủ Tam Đái, trấn Sơn Tây; 
Thời Nguyễn ( từ năm Minh Mạng 31)Thạch Đà thuộc phủ Vĩnh Tường,tỉnh Sơn Tây
Từ năm 1899 ( thời thuộc Pháp), Thạch Đà thuộc hiện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Yên. 
Năm 1903, tỉnh Phúc Yên được thành lập, Thạch Đà thuộc tỉnh Phúc Yên. 
Từ sau năm 1950, Thạch Đà thuộc huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phúc. 
Từ năm 1968 đến năm 1979 thuộc huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phú. 
Từ năm 1979 đến năm 1991, Thạch Đà thuộc huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. 
Từ năm 1991 đến năm 1997, thuộc huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. 
Từ ngày 01 tháng 8 năm 2008 Thạch Đà (Mê Linh) lại sáp nhập về thành phố Hà Nội cho đến ngày nay. 

Thời xa xưa Thạch Đà có tên Nôm là Kẻ Đợ, do là phủ lỵ nên Thạch Đà có phố nằm trong làng, dân gian gọi là phố Phủ. Thạch Đà có nhiều công trình văn hóa tâm linh: Đình làng tọa lạc trên một vị trí cao ráo, đẹp đẽ sát với đường cái quan.Trước đình có hồ bán nguyệt trồng sen, bông súng nở hoa bốn mùa, mang đậm dấu ấn của một vùng quê trồng lúa nước. Đình thờ Thành hoàng là tướng quân Chu Đài, người có công lớn chống giặc Ngô thế kỷ thứ III.

Thạch Đà còn có Đền Bà giữ một vị trí hết sức quan trọng đối với dân làng.Theo truyền thuyết thì Đền Thạch Đà có từ thời đầu công nguyên, thờ 3 vị nữ thần dòng dõi Hùng Vương giúp hai Bà Trưng đánh giặc Tô Định là Ả Nương, Lã Nương và Mỵ Nương. Ngôi đền xưa có hai cây gạo cổ thụ có tuổi đời đến bốn trăm năm, hoa nở đỏ rực, chim chóc hót níu nô, từng đàn, từng đàn bay lượn, kéo về làm tổ. Hai cây gạo cổ thụ ấy bây giờ không còn nữa nhưng dân làng thì vẫn không bao giờ quên. Giờ đây cùng với việc xây dựng lại ngôi đền, hai cây gạo mới cũng đã được trồng ở vị trí cũ đang xanh tốt, đầy sức sống vươn lên trời cao để rồi sẽ lại như hai cây gạo năm xưa hoa nở đỏ cả một vùng quê, trở thành hai ngọn ‘ hải đăng” dẫn đường cho những người đi xa trở về thăm quê cha, đất Tổ, trở về chốn tâm linh..

Dân số Thạch Đà hiện nay khoảng 13.000 người, đây là nơi cư trú, cộng sinh, quần tụ của nhiều dòng họ như: họ Phùng, họ Nguyễn, họ Lưu, họ Phan, họ Lê, họ Đỗ, họ Đào, họ Hà, họ Đinh vv..vv 

 Từ đường Họ Lưu Thach Đà, tọa lạc trên một khu đất có diện tích khoảng 550 m2, sơn tọa tây, cửa hướng đông (ngày trước sơn tọa đông, cửa hướng tây). Bao gồm hai tòa nhà: tiền tế có diện tích 162 m2, hậu lâu có diện tích 80 m2. Công trình được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ, thượng kèo, hạ cột, tiền bẩy, hạ bẩy, phong cách thời Nguyễn, toàn bộ khung mái khu tiền tế, và hậu lâu được kết cấu bằng bê tông cốt sắt, sơn giả gỗ, mái cong lợp ngói nam, đầu hồi đắp trụ bình thiên.

Trên nóc chính giữa nhà tiền tế, và hậu lâu đắp hoa văn truyện cổ, hai đầu hồi trên nóc đắp hai chú kìn (cá hóa long) ôm chặt lấy nóc đền trên nóc đắp hoa văn tứ quý, tứ linh. Trước nhà tiền tế là sân, nền sân lát gach đỏ giếng Đáy, bao bọc lấy khuôn viên từ đường là tường hoa, chính giữa cửa nhà tiền tế là cột cờ trên treo cờ Lưu Tộc Việt Nam. Hai đầu hồi phía trước cửa hiên là hai cột đèn có khắc câu đối, cánh cửa Từ đường, được đóng bằng gỗ lim, gỗ trò chỉ, thượng song hạ bàn khắc ngũ phúc và tứ quý.

Khu nhà tiền tế trên treo chuông, trống, nền nhà dung là nơi hội họp của con cháu trong họ. Trong nhà nội tự hậu lâu, cung giữa thờ Cụ Khởi Tổ Lưu Văn Đức, hiệu Phúc Chí và Cụ Khai Tổ Chi Giáp: Cụ Lưu Văn Hoa, hiệu Phúc Dũng. Hai bên tả hữu hậu lâu thờ Cụ Tổ Chi Ất: Lưu Văn Tư, hiệu Phúc Hiền. Cụ Tổ - Chi Bính Lưu Văn Tình, hiệu Phúc An. Trên xà dọc ba ban đều treo hoành phi, trên cột treo câu đối sơn son thếp vàng...

. Dòng Họ Lưu xã Thạch Đà, huyện Mê Linh thành phố Hà Nội là một dòng họ lớn, hiện nay có khoảng trên hai ngàn nhân khẩu. Phần lớn Họ Lưu xã Thạch Đà đang làm ăn sinh sống, lập nghiệp tại quê hương. Do hoàn cảnh, cuộc sống đưa đẩy, nhiều người con của dòng họ đã đi làm ăn sinh sống, lập nghiệp ở khắp mọi nơi, như thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Hải Phòng, Yên Bái, Tây Nguyên, một số là Việt kiều đang định cư tại nước ngoài.

Kế tục truyền thống hiếu học của Tổ tông. Các hậu duệ của dòng Họ Lưu -Thach Đà hiện nay, nhiều người đã vượt khó vượt khổ, học hành đỗ đạt. Cả họ đã phổ cập hết cấp ba trong độ tuổi đi học. Nhiều người đã có trình độ cử nhân, bác sỹ, kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ trong và ngoài nước.

Nhiều người là sỹ quan trong quân đội, là công chức cao cấp trong cơ quan Nhà nước, là chủ doanh nghiệp trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp, tiêu biểu như: TS.Lưu Hùng Hiệu, TS.Lưu Thị Bích Hương, Phó Bí thư huyện ủy Mê Linh Cụ Lưu Văn Can, Cụ Lưu Văn Thành Bí thư, Cụ Lưu Xuân Qúy Chủ tịch, Cụ Lưu Hồ Triệu Tthường trực Đảng ủy, ông Lưu Văn Lương Phó Bí thư xã Thạch Đà, TP-NV huyện Mê Linh, ông Lưu Văn Thành, Có các Doanh nhân như: Lưu Sáu Tuy; Lưu Tuấn Minh; Lưu Văn Vinh; Lưu Hòa Vị; Lưu Quang Liên; Lưu Hòa Anh; Hằng Thắng và còn nhiều Doanh nhân của Họ Lưu xã Thạch Đà, đã và đang đống góp nhiều, công của cho quê hương đất nước, dòng họ đang ở khắp nơi.

Tuy đi làm ăn sinh sống ở xa, nhưng những người con của dòng Họ Lưu xã Thạch Đà, huyện Mê Linh luôn luôn hướng  tâm về quê hương, về quê cha đất Tổ,về cội nguồn của Tổ tông, dòng họ. Dòng Họ Lưu xã Thạch Đà, huyện Mê Linh đã cùng nhau trùng tu xây dựng lại Nhà thờ Tổ. Cả họ chung sức chung lòng, người góp của, người góp công đã xây dựng được một Từ đường khang trang, to đẹp mang nhiều ý nghĩa văn hóa thờ cúng tâm linh.

 



Điển hình cho việc phát tâm công đức xây dựng Từ đường như gia đình ông Sáu Tuyết đã công đức 200 rưỡi triệu, gia đình ông Tuấn Minh 75 triệu, Bà Hằng Thắng 10 triệu, đã đóng góp nhiều công sức tiền bạc. Chính vì có sự đoàn kết nhất trí trên dưới, nội ngoại, xa gần, Họ Lưu xã Thạch Đà, huyện Mê Linh luôn luôn hướng về cội nguồn Tổ tiên, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nên đến nay vẫn gìn giữ được gia phả, xây dựng được một không gian thờ cúng mang nhiều ý nghĩa tâm linh.Từ Từ đường đến Lăng Mộ Tổ, Mộ phần Tổ của các Chi, Ngành đều được xây dựng trang nghiêm, hợp phong thủy...

Việc đền ơn đáp nghĩa người già, người cao tuổi, khuyến học, khuyến tài chăm lo cho thế hệ mai sau,hiện đang được cả dòng họ chú trọng, quan tâm. Việc liên kết, kết nối Lưu tộc Việt Nam, Họ Lưu Thạch Đà, Mê Linh thường xuyên giao lưu với các dòng Họ Lưu trong khu vực như Họ Lưu Cổ Nhuế, Họ Lưu Đại Độ, Họ Lưu Hoàng Kim và 18 dòng họ trong xã.

 

Vì sự phát triển không ngừng và lớn mạnh của dòng Họ Lưu Thạch Đà, Mê Linh, cùng nhau hướng về cội nguồn kết nối Lưu Tộc Việt Nam. Đoàn kết, kết đoàn nối vòng tay lớn, chung sức xây dựng một dòng họ Lưu Việt Nam giàu mạnh, văn minh. Với tâm nguyện và kỳ vọng của dòng Họ Lưu Thạch Đà, Mê Linh.Thể hiện tình cảm thiêng liêng đó trong Lễ Khánh thành Nhà thờ Tổ, một hậu duệ của dòng họ Lưu Thạch Đà đã có những vần thơ sau:
Khánh thành Nhà Tổ tại quê nhà
Nguồn cội họ Lưu đất Thạch Đà
Con cháu muôn phương hội tụ
Dâng hương kính lễ nhớ Tổ tiên
Thạch Đà đất mẹ muôn năm tuổi
Công đức Tổ tiên mãi sáng lòa
Nhà Tổ khánh thành trong xuân mới
Niềm vui thắp lửa trái tim ta
Cháu con xin hứa ghi công đức
Đoàn kết một lòng mãi tiến xa
Lưu Tộc Thạch Đà nơi nguồn cội
Hướng về tiên tổ đất quê nhà.
               Lưu Văn Năm
Hình ảnh, việc làm của họ Lưu đất Thạch Đà là tấm gương điển hình về việc xây dựng, đoàn kết, hướng về cội nguồn cho nhiều dòng họ chúng ta hoc tập và làm theo.
                                                               Thạch Đà, Ngày 03 tháng 04 năm 2016
                                                                               Họa sĩ Lưu Thiên An


Gửi ý kiến của bạn
(Xin hãy viết chữ có dấu! Xin cảm ơn!)